
- 10/07/2022
- |Cẩm nang sức khoẻ
- | 0
- 0
Khi bị cảm sốt cơ thể chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi do sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút và phải tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài việc uống thuốc ra thì bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và nhanh khỏi bệnh. Vậy bị cảm sốt nên và không nên ăn gì? Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn cải thiện bệnh cảm sốt thông thường thông qua việc lựa chọn thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Dấu hiệu khi bị bệnh cảm sốt
Nhiệt độ bình thường của cơ thể chúng ta là 37 độ C, nhưng nếu bạn cảm thấy cơ thể mình nóng lên từ 37,5 đến 38,4 độ C thì đây là chứng sốt nhẹ. Khi đo thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên nghĩa là bạn đang bị sốt cao, còn trên 40 độ C là sốt rất cao cần phải đến bệnh viện để khám kịp thời.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngoài uống thuốc để cơ thể nhanh khỏi bệnh thì có nhiều thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh cảm sốt. Từ đó có khả năng kháng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus, nhanh khỏi bệnh và tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Người bệnh cảm sốt nên ăn gì?
Nếu bị cảm sốt, trong bữa ăn hàng ngày bạn nên ăn những loại thực phẩm sau đây:
Uống nhiều nước
Khi bị cảm sốt cơ thể thường rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thêm. Do đó, bổ sung đầy đủ nước không chỉ có tác dụng duy trì các quá trình trao đổi chất được diễn ra một cách bình thường mà còn giúp người bệnh không bị kiệt sức, giúp loại bỏ nhanh chóng độc tố trong cơ thể.
Bạn cũng có thể pha các loại trà thảo dược, trà gừng mật ong, chanh, nước ép hoa quả… để bổ sung nước cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Một trong những loại thực phẩm hàng đầu cần được bổ sung khi cảm sốt đó chính là các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, cà chua, ổi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng các viên sủi chứa vitamin C.
Ăn thêm nhiều rau xanh
Các loại rau xanh như: rau mồng tơi, rau muống, cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn,… rất giàu vitamin và chất xơ. Cách thức chế biến cũng rất đơn giản: luộc, nấu canh, trộn salad,.. đều rất có lợi cho việc hạ nhiệt và cung cấp chất dinh dưỡng khi bị cảm sốt.
Các loại ngũ cốc
Bột yến mạch và các loại ngũ cốc là các loại thực phẩm chứa nhiều: vitamin E, chất chống oxy hóa và các chất xơ,… Sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn.
Thực phẩm chứa nhiều protein
Bổ sung các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… không chỉ giúp bổ sung nhiều protein, trong nhóm thực phẩm này cũng chứa những chất dinh dưỡng như B6, B12, các khoáng chất như selen, kẽm… sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách bình thường.
Các loại rau củ chứa Glutathione
Glutathione là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, các thực phẩm chứa nhiều Glutathione có thể kể đến bao gồm: dưa hấu, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…
Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm
Ăn nhiều các loại thực phẩm như: vỏ chanh, bưởi, tỏi, gừng, mật ong… có khả năng kháng viêm cực tốt mà bạn nên sử dụng.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotics
Các loại sữa chua chứa nhiều probiotics không những có lợi cho hệ tiêu hóa mà các lợi khuẩn có trong thực phẩm này cũng sẽ hỗ trợ giúp cơ thể ngăn chặn được sự phát triển của virus, làm dịu những cơn đau họng do cúm.
Người bị cảm sốt không nên ăn gì?
Để không làm bệnh thêm trở nặng, người bệnh cảm sốt cần tránh các loại thực phẩm sau đây:
Nước lạnh
Khi bị nóng sốt nhiều người sẽ nghĩ là uống nước lạnh để giảm sốt. Nhưng điều này lại khiến cơ thể sốt cao hơn và gây nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút.
Đồ uống có gas, cồn
Đồ uống có gas và cồn khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và làm cơ thể bị mất nước nên không tốt cho người bị bệnh đặc biệt là bệnh cảm sốt. Nếu người bệnh không kiêng hoặc hạn chế những đồ uống này sẽ làm cho bệnh lâu được chữa khỏi và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác cho bản thân.
Thực phẩm được chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm sau khi chế biến. Do đó, ăn các loại thực phẩm này sẽ làm hệ miễn dịch sẽ bị yếu đi nhiều hơn, tăng nguy cơ bị ngộ độc.
Trà
Khác với các loại trà thảo dược, trà xanh sẽ khiến cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, khi đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Bị cảm sốt nên làm gì?
Bên cạnh việc uống thuốc và bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể nhanh phục hồi. Do cảm sốt có thể lây lan cho người thân nên người bệnh cần kỹ hơn trong vấn đề vệ sinh như:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi hắt hơi và ho
- Thường xuyên tắm rửa và súc miệng bằng nước muối
- Bịt khẩu trang khi ra ngoài
- Giữ nhà thông thoáng
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn và gia đình của mình hiểu thêm về câu hỏi ‘’bị cảm sốt nên và không nên ăn gì?’’. Từ đó có thể chọn lựa cho bữa ăn của gia đình những thực phẩm cần thiết, nhanh khỏi bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn nhiều sức khỏe!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm về sản phẩm Nhiệt kế từ Yuwell với nhiều tính năng hiện đại, chi phí hợp lý tại đây.